[Review] Katrypsin là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Katrypsin

1, Katrypsin là thuốc gì?

Katrypsin được biết đến với tác dụng phổ biến là giảm đau, giảm sưng phù nề sau các chấn thương, sang chấn hay các bệnh lý phù nề khác.

Đây là một loại thuốc dùng theo đơn của bác sĩ và dùng kết hợp trong quá trình điều trị của bệnh nhân. Tác dụng mà thuốc đem lại cũng được đánh giá rất cao nên hiện nay rất được ưu tiên sử dụng trong nhiều bệnh lý.

Thuốc được sản xuất tại Công ty Dược phẩm Khánh Hòa, được phân phối trên thị trường cả nước.

Số đăng ký là VD- 26175- 17.

Ngoài Katrypsin, công ty còn có sản phẩm Katrypsin Fort. Thuốc có thành phần là Alphachymotrypsin 8400 IU.

2, Thành phần Alphachymotrypsin có tác dụng gì?

Thuốc được đóng thành từng hộp để bán. Dạng thuốc là viên nén với thành phần của mỗi viên thuốc bao gồm:

  • Alphachymotrypsin 4,2mg
  • Tá dược vừa đủ

Với thành phần chính của thuốc là alphachymotrypsin, thuốc có tác dụng chống phù nề khá tốt. Bản chất của Chymotrypsin là một loại enzyme có trong cơ thể con người, loại enzym này có tác dụng tấn công vào các phân tử protein gây phá hủy cấu trúc các liên kết peptit trong các phân tử nhân thơm nên có tác dụng giảm phù nề hiệu quả.

Thành phần Alphachymotrypsin trong thuốc Katrypsin có tác dụng gì?
Thành phần Alphachymotrypsin trong thuốc Katrypsin có tác dụng gì?

3, Công dụng của thuốc Katrypsin

Thuốc có nhiều tác dụng khác nhau. Tùy vào từng bệnh nhân cũng như các loại thuốc kết hợp khác nhau sẽ mang lại những tác dụng khác nhau. Tuy nhiên điển hình thuốc Katrypsin có những tác dụng chính sau đây:

  • Làm giảm các khối máu bầm: đặc biệt hiệu quả đối với các khối máu bầm do chấn thương hay sang chấn gây ra. Thuốc giúp làm tan các khối máu bầm, máu tụ tại các vị trí hay gặp như khớp gối, vùng gãy xương, đụng dập ở tay chân, não, phổi,…
  • Làm giảm tình trạng viêm nề đường hô hấp: thuốc được sử dụng nhiều để điều trị viêm đường hô hấp trên, viêm vùng mũi họng,… tác dụng làm giảm phù nề của thuốc khá nhanh nên thường được dùng ở giai đoạn đầu của các bệnh này để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Điều trị viêm loét: cũng giống như cơ chế tác dụng chống phù nề, thuốc cũng có tác dụng làm cải thiện tình trạng các vết loét rất tốt. Khi dùng thuốc cho những vết loét mới và chưa nặng nề, bệnh nhân đáp ứng rất tốt. Tuy nhiên trong những trường hợp loét nặng thì nên lựa chọn các loại thuốc tác dụng mạnh hơn hoặc kết hợp Katrypsin với một loại chống loét khác để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Điều trị các khối áp xe: vì thuốc có tác dụng làm phá vỡ các liên kết trong phân tử protein có nhân thơm nên cũng giúp phá vỡ liên kết các tế bào trong khối áp xe. Từ đó thuốc được ứng dụng để điều trị khối áp xe nhỏ và vừa viêm ít.

Ngoài ra thuốc cũng còn có thể được áp dụng trong điều trị các bệnh về mắt, da,… cũng khá hiệu quả.

4, Cách sử dụng thuốc Katrypsin

Liều dùng thuốc: Tùy theo từng bệnh nhân khác nhau sẽ có những chỉ định về liều lượng thuốc khác nhau. Thông thường, thuốc được dùng đường uống hoặc đặt dưới lưỡi với liều lượng như sau:

  • Đường uống: uống 2 viên/ lần. Mỗi viên có hàm lượng 4,2mg. Uống 3- 4 lần/ ngày
  • Đường đặt dưới lưỡi: chia nhỏ viên thuốc và đặt dưới lưỡi 5- 6 viên/ ngày/ chia đều ngậm trong cả ngày.

Cách dùng thuốc:

Để đảm bảo hiệu quả của thuốc là cao nhất và không gây hại cho dạ dày, đường ruột thì người bệnh nên dùng thuốc sau khi ăn từ 15- 30 phút, không nên uống thuốc lúc đói.

Hình ảnh mẫu nhãn thuốc Katrypsin
Hình ảnh mẫu nhãn thuốc Katrypsin

5, Lưu ý khi sử dụng

Trước cũng như trong quá trình sử dụng thuốc thì người bệnh nên lưu ý một số nội dung sau:

  • Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh phải chú ý kiểu tra tem chống hàng giả, ngày đăng ký, hạn sử dụng của hộp thuốc xem thuốc còn đủ điều kiện sử dụng không. Tránh việc dùng phải các loại thuốc giả hay thuốc hết hạn sẽ không những không mang lại hiệu quả mà còn gây nhiều tác hại khác cho bệnh nhân.
  • Katrypsin là một loại thuốc điều trị nên bệnh nhân chỉ nên sử dụng khi có chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.
  • Katrypsin có tác dụng chống viêm, phù nề nhưng nếu lạm dụng thuốc thì rất dễ dẫn tới dấu hiệu bào mòn các cơ quan tổ chức, đặc biệt là dạ dày. Do vậy không nên thần thánh hóa tác dụng của thuốc mà gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.

6, Tác dụng phụ của thuốc Katrypsin

Bên cạnh nhiều tác dụng hữu hiệu như đã liệt kê thì thuốc cũng có một số tác dụng không mong muốn. Những tác dụng phụ đó là:

  • Khi uống thuốc hay đặt dưới lưỡi khoản vài chục phút hoặc vài giwof thì bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chán ăn,… Tuy nhiên những tác dụng không mong muốn này sẽ không kéo dài, chỉ cần một thời gian sau các triệu chứng sẽ tự hết.
  • Thuốc có thể gây bào mòn niêm mạc dạ dày, viêm loét hở quá mẫn nếu dùng liều thuốc quá cao cho những đối tượng có nguy cơ cao như: tiền sử viêm loét dạ dày, vết thương hở nhiều và chảy nước, nhiễm trùng,…

Ngoài ra nhiều người còn có thể gặp tình trạng quá mẫn với các thành phần của thuốc.

7, Chỉ định

Tương ứng với tác dụng của thuốc, Katrypsin được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Tình trạng phù nề, tụ máu dưới da sau các chấn thương, tai nạn.
  • Viêm sưng tấy trong các bệnh tổn thương cơ quan như: viêm khớp, viêm hạch bạch huyết, viêm sưng các tuyến nội ngoại tiết, viêm tai, viêm xoang, …
  • Các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, viêm giác mạc, viêm kết mạc, cận thị, loạn thị, …
  • Các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm khí phế quản, viêm phế quản phổi, viêm mũi họng, …

8, Chống chỉ định

Bên cạnh các trường hợp được chỉ định dùng Katrypsin thì thuốc cũng có một số chống chỉ định sau đây:

  • Tất cả các trường hợp mà trước đó có ghi nhận bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc kể cả thành phần tá dược.
  • Những bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng. Thuốc có tác dụng tiêu niêm mạc mỏng nên nếu dùng cho những bệnh nhân có bệnh lý dạ dày ruột thì dễ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Những bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính( bệnh COPD ) cũng được chống chỉ định dùng thuốc này.
  • Những bệnh nhân bị bệnh lý rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.

Những trường hợp cuộc mổ mới hoàn thành, tình trạng biến chứng sau mổ chưa được kiểm soát hoàn toàn. Những trường hợp này cần phải kiểm tra sau mổ cho bệnh nhân ít nhất 3 ngày nếu không có gì bất thường mới bắt đầu chỉ định dùng Katrypsin cho bệnh nhân.

9, Tương tác thuốc

Tương tác thuốc: thuốc Katrypsin dễ tương tác và làm tác dụng khi kết hợp với các yếu tối như: thuốc lá, chất kích thích, đồ uống lên men, cồn, … do đó cần phải tránh những yếu tố này trong quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân.

Tương tác thuốc với Katrypsin
Tương tác thuốc với Katrypsin

10, Thuốc Katrypsin có giá bao nhiêu?

Hiện nay giá thuốc đã được công ty niêm yết là :

  • Nếu bán theo viên lẻ thì thuốc có giá 450 đồng/ viên.
  • Nếu bán theo hộp thì thuốc có giá 120.000 đồng/ hộp 10 vỉ , mỗi vỉ gồm 10 viên thuốc.

Giá thuốc có thể thay đổi tùy theo thời gian cũng như địa điểm bán.

11, Thuốc Katrypsin có thể mua ở đâu?

Bệnh nhân và người nhà rất dễ dàng tìm mua thuốc tại các cơ sở y tế cũng như các nhà thuốc trên toàn quốc. Để có thể yên tâm mua được thuốc chính hãng, bạn nên tìm mua tại các nhà thuốc uy tín và nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình từ dược sĩ.

Một số nhà thuốc uy tín ở Hà Nội có thể kể đến như nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh,… Nếu muốn mua thuốc online, bạn có thể tham khảo nhà thuốc ITP Pharma. Nhưng nếu mua thuốc online, giá thuốc có thể tăng vì có thêm phụ phí giao hàng.

10, Thuốc Katrypsin có dùng được cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú không?

Đây có lẽ là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Trong quá trình mang thai, bất cứ loại thuốc nào cũng có thể qua hàng rào rau thai để gây tác động lên thai nhi. Do đó nếu không phải trường hợp thật sự cần thiết thì không nên chỉ định thuốc cho phụ nữ mang thai để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Đối với những bà mẹ cho con bú, nếu cần thiết thì nên cho ngừng bú trước và sau khi dùng thuốc một thời gian. Nếu không cần thiết thì không nên dùng thuốc.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Katrypsin. Hy vọng qua bài viết này mọi người có thể hiểu rõ hơn về thuốc, cách sử dụng cũng như những lưu ý khi dùng thuốc.

Xem thêm một số thuốc khác:

Thuốc ho P/H Phúc Hưng có tốt không, Cách sử dụng, Giá bán

Thuốc Trimebutin Maleate 100mg: Công dụng, Liều dùng, Giá bá