Thuốc Vintanil là gì? Công dụng, Liều dùng, Giá bao nhiêu?

vintanil-1

Bạn thường xuyên chóng mặt, hay đau đầu không rõ nguyên nhân ? Bạn mệt mỏi, ngủ gà ngủ gật mà không thể tỉnh táo tập trung khiến hiệu suất công việc giảm sút ? Sau khi được gợi ý sử dụng sản phẩm thuốc tiêm Vintanil để cải thiện tình trạng trên nhưng bạn vẫn còn vô vàn thắc mắc về nó ? Vậy thì cùng Việt Nam Signutra đến với bài viết dưới đây để tham khảo tất tần tật thông tin về thuốc Vintanil cho bạn nhé.

1, Thuốc Vintanil là gì ? 

Vintanil là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần đang được bày bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên thị trường thuốc hiện nay. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (VINPHACO) – Việt Nam – một trong những công ty dược phẩm nổi tiếng ở nước ta.

Theo dây chuyền khép kín hết sức hiện đại, thuốc được sản xuất và đóng gói nhờ hệ thống máy móc tiên tiến đạt tiêu chuẩn GMP-WHO do tổ chức y tế Thế giới xây dựng, phát hành. Cùng với đó thuốc được đảm bảo chất lượng và độ an toàn theo tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) quy định thông qua việc luôn kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và đầy đủ.

Vintanil là thuốc bán theo đơn hiện được coi như lựa chọn ưu tiên sử dụng của các bệnh nhân có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Bên cạnh đó, đây còn là thuốc giảm đau giúp phòng và điều trị các cơn nhức đầu, góp phần ổn định tiền đình.

Số đăng ký: Vintanil có số đăng ký lưu hành là VD 5540 08.

Dạng bào chế: Thuốc Vintanil được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm.

Quy cách đóng gói: Thuốc Vintanil hiện tại đang được bán ở hầu hết các hiệu thuốc dưới dạng 1 hộp gồm 5 ống thuốc tiêm, trong đó mỗi ống có dung tích 5ml.

Mỗi lọ dung dịch tiêm đều có thành phần hoạt chất chính là Acetyl-DL-Leucin với hàm lượng 500 mg và nước cất pha tiêm cùng các tá dược cần thiết khác vừa đủ thể tích đóng trong ống tiêm là 5 ml.

Hình ảnh thuốc tiêm Vintanil
Hình ảnh thuốc tiêm Vintanil

2, Công dụng – Chỉ định của thuốc Vintanil

Thuốc Vintanil có công dụng điều trị các bệnh lý, tình trạng bệnh lý liên quan trực tiếp đến triệu chứng chóng mặt không rõ nguyên nhân, chóng mặt ở bất kỳ trạng thái nào của cơ thể. Sản phẩm được chỉ định hỗ trợ điều trị các dấu hiệu nhận biết ban đầu như:

  • Bệnh nhân chóng mặt do có tiền sử bệnh nền tăng huyết áp, hạ huyết áp tư thế hay ở những bệnh nhân xơ vữa động mạch.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu của chóng mặt kích thích. Đối với một số bệnh nhân thường xuyên hoạt động mạnh với cường độ hoạt động cao luôn cần một năng lượng tiêu thụ đặc biệt, do đó khi năng lượng cung ứng cho hệ tiền đình giảm thì dấu hiệu này sẽ xảy ra.
  • Thuốc Vintanil còn có tác dụng đặc trị trong trường hợp ngộ độc thực phẩm hay các dạng ngộ độc khác.
  • Việc bệnh nhân dùng các loại thuốc liên quan đến trị đau đầu, đau nửa đầu khác ( ví dụ streptomycin, gentamycin…) cũng là một trong những yếu tố gây chóng mặt cho họ.
  • Thuốc Vintanil còn giúp cải thiện tình trạng chóng mặt phản xạ do các hoạt động tiêu hóa hay những bệnh nhân phù mạch, phù tạng.
  • Đối với các trường hợp nhức đầu, nôn mửa cần chú ý sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để hiệu quả trị bệnh và tránh những tác dụng không mong muốn.

3, Thành phần chính của thuốc Vintanil có tác dụng gì ?

3.1, Thành phần chính của thuốc Vintanil

Acetyl-DL-Leucin là thành phần hoạt chất chính có trong thuốc Vintanil. Các acid amin biến đổi này đã và đang được sử dụng trong lâm sàng như một loại  “thần dược” bởi những tác động tối ưu của nó lên hệ thần kinh trung ương. Đặc biệt hơn cả là những tác động đối với các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng chóng mặt.

 3.2, Cơ chế tác dụng

Tuy hiện tại chưa xác định được cơ chế tác dụng của hợp chất này, song qua những nghiên cứu ứng dụng trên động vật thí nghiệm, người ta bước đầu cho  rằng acetyl-DL-leucin có khả năng khử cực tế bào thần kinh tiền đình, giúp tiền đình của bệnh nhân ổn định và tránh được những ảnh hưởng của các kích thích từ bên ngoài, từ đó kiểm soát được cơn chóng mặt của họ.

4, Cách sử dụng thuốc Vintanil 

Thuốc Vintanil là chế phẩm tiêm của acetyl-DL-leucin, thuốc được đưa vào cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch.

4.1, Liều dùng

Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định các liều dùng khác nhau sao cho phù hợp nhất:

Đối với người lớn : Liều dùng thông thường là chỉ định tiêm 2 ống 1 ngày. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết có thể cân nhắc tiêm 4 ống 1 ngày tùy thuộc vào sự đáp ứng của thuốc cũng như sự tiến triển của bệnh.

Bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng để cải thiện sức khỏe của mình.

Hình ảnh ống thuốc tiêm Vintanil
Hình ảnh ống thuốc tiêm Vintanil

4.2, Cách dùng

Dung dịch Vintanil được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch với tốc độ chậm và theo đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ. Các cán bộ y tế có chuyên môn, có kỹ thuật sẽ thực hiện các thao tác này để thuốc khi đi vào cơ thể sẽ phát huy hiệu quả tối đa nhất.

Bệnh nhân tuyệt đối không tự sử dụng thuốc tiêm tại nhà cũng như tự sử dụng khi chưa có sự kê đơn, tư vấn của bác sĩ, vì có thể xảy ra những rủi ro không thể xử trí kịp thời gây nguy hiểm đến tính mạng.

Suốt quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe một cách hợp lý.

5, Thuốc Vintanil có dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú hay không?

Việc nghiên cứu ứng dụng của dung dịch tiêm này mới chỉ dừng lại ở đối tượng động vật. Một phần do thiếu dữ liệu nghiên cứu, phần còn lại do không dự đoán được hết các đáp ứng của thuốc khi đưa vào cơ thể con người, vì vậy sử dụng thuốc Vintanil tiến hành thực nghiệm trên phụ nữ có thai là điều rất hạn chế.

Thực tế hiện nay người ta chưa đưa ra được bằng chứng nào cho thấy được hiệu quả hay tính an toàn tuyệt đối của Vintanil hỗ trợ điều trị phụ nữ có thai. Do đó, không khuyến cáo khách hàng sử dụng sản phẩm cho phụ nữ có thai để tránh hết sức các tác dụng không mong muốn xảy ra với thai nhi. Các mẹ không nên dùng thuốc trong bất kỳ tuần tuổi nào của thai nhé.

Cũng giống như phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú cũng được các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng dung dịch tiêm Vintanil để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé được chăm sóc tốt nhất.

Tuy nhiên với trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc Vintanil cho các đối tượng trên thì phải có chỉ định liều lượng, tư vấn kỹ càng của bác sĩ điều trị, đồng thời cân nhắc thấu đáo giữa lợi ích và yếu tố nguy cơ khi sử dụng. Khi có bất kỳ triệu chứng khác xảy ra cần dừng thuốc ngay và báo cáo với bác sĩ điều trị.

6, Thuốc Vintanil có giá bao nhiêu ?  

Theo thống kê hiện nay, giá niêm yết của thuốc Vintanil trên thị trường khoảng 120.000 đồng 1 hộp 5 ống, mỗi ống 5ml tương đương với hàm lượng 500mg. Khách hàng có thể bắt gặp sự dao động nhẹ giữa các mức giá tùy từng cơ sở phân bố hay tùy vào các điểm buôn bán khác nhau. Một lưu ý nhỏ đến quý khách là không nên ham rẻ để tránh bị người xấu dụ dỗ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

7, Thuốc Vintanil có thể mua ở đâu ?

Dung dịch tiêm Vintanil là sản phẩm phổ biến đang được bày bán ở hầu hết các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bên cạnh đó quý khách có thể tìm mua sản phẩm thông qua website chính hãng của nhà thuốc uy tín để tiết kiệm thời gian đi lại.

Trong thời đại Internet phát triển như hiện nay thì việc đặt hàng online không còn quá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên mỗi cá nhân hãy là người mua hàng thông thái bằng cách chọn mua sản phẩm ở những cơ sở y tế uy tín và đáng tin cậy. Chỉ có như vậy thì thuốc Vintanil “real” mới có thể phát huy hết tác dụng và mang lại hiệu quả nhất cho người dùng.

Hình ảnh thuốc tiêm Vintanil mặt trên
Hình ảnh thuốc tiêm Vintanil mặt trên

8, Chống chỉ định

Thuốc Vintanil được chỉ định tuyệt đối không sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với acetyl-DL-leucin.
  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc.
  • Khuyến cáo không nên dùng sản phẩm điều trị cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
  • Đối với trẻ em hiện nay chưa có liều dùng phù hợp, vì vậy chỉ khi thực sự cấp thiết cần đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng và làm theo những tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ rồi mới cho trẻ sử dụng.

9, Tác dụng phụ của thuốc Vintanil

Bên cạnh công dụng đặc trị chứng chóng mặt do nhiều nguyên nhân cùng khả năng giảm các cơn nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn…, thuốc Vintanil còn tồn tại một số tác dụng không mong muốn, dù tỉ lệ nhỏ và ít gặp. Một trong số những tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng dung dịch tiêm Vintanil là :

  • Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu của dị ứng như : phát ban, nổi mề đay và mẩn ngứa…
  • Bệnh nhân gặp các triệu chứng về rối loạn đường tiêu hóa, đau bụng, đầy chướng, tiêu chảy, trào ngược gây cảm giác thường xuyên buồn nôn.
  • Toàn thân mệt mỏi, hoa mắt, không tỉnh táo, ngày ngủ gà ngủ gật…

Các tác dụng phụ thường gặp ở trên nhìn chung khá nhẹ và có thể tự khỏi song bệnh nhân không vì thế mà chủ quan. Nếu triệu chứng xảy ra rầm rộ không dứt hay bệnh nhân gặp triệu chứng nào khác những dấu hiệu liệt kê ở trên cần ngừng sử dụng sản phẩm ngay, đồng thời liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị để được can thiệp kịp thời.

10, Những lưu ý khi sử dụng thuốc Vintanil

Dung dịch Vintanil tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, vì vậy khi sử dụng sản phẩm khách hàng cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Không sử dụng cho những người mẫn cảm với sản phẩm hay bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ phòng không quá 30 độ C, đồng thời tránh ánh sáng mặt trời cũng như nấm mốc, ẩm ướt tác động trực tiếp lên sản phẩm.
  • Kiểm tra kĩ hạn sử dụng trước khi dùng. Hạn sử dụng được in trên bao bì đóng gói của sản phẩm với thông số là 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Bệnh nhân tuyệt đối không được dùng khi sản phẩm đã quá hạn sử dụng.
  • Trường hợp trong quá trình đang sử dụng thấy ống dung dịch có màu loang lổ hoặc không còn màu như ống thuốc ban đầu, có hiện tượng lắng cặn hay vẩn đục, khách hàng ngưng sử dụng ngay.
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em và trẻ sơ sinh là những đối tượng khuyến cáo không nên sử dụng dung dịch Vintanil khi không có chỉ định của bác sĩ.

11, Dược động học

Thuốc Vintanil vào trong cơ thể qua đường tiêm. Sau khi đưa 1 gam Vintanil theo tĩnh mạch, quan sát và theo dõi sau 1 giờ thấy dược động học của thuốc chia làm 2 phần. Phần đầu là giai đoạn phân phối rất nhanh với thời gian bán thải trung bình T1/2 khoảng 0.11 giờ. Trong khi đó phần sau lại là thời kỳ đào thải nhanh có thời gian bán thải trung bình T1/2 khoảng 1.08 giờ.

vintanil-1
Hình ảnh thuốc Vintanil

12, Tương tác thuốc

Khi sử dụng Vintanil cùng lúc với các thuốc khác, các tương tác có thể xảy ra. Các tương tác có thể làm tăng, giảm hoặc mất đi tác dụng đặc trị của Vintanil hoặc có thể làm các tác dụng không mong muốn của nó xảy ra rầm rộ hơn. Tuy nhiên đến nay chưa có thông tin về các tương tác ấy.

Dù vậy bệnh nhân vẫn cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng đồng thời các thuốc. Các tốt nhất bảo vệ an toàn cho chính mình để tránh tương tác thuốc đó là bệnh nhân nên kê khai tất các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ điều trị khi được phát đơn có Vintanil, kể cả vitamin, thực phẩm chức năng…

13, Xử trí khi quá liều, quên liều thuốc

Thời điểm hiện tại chưa ghi nhận trường hợp sử dụng quá liều Vintanil.

Đối với trường hợp quên liều, bệnh nhân có thể sử dụng liều tiếp theo ngay nếu thời gian dùng liều đã quên chưa quá xa. Để đảm bảo an toàn cần liên hệ với bác sĩ điều trị để biết thêm thông tin.

Bệnh nhân cần được theo dõi trong quá trình sử dụng thuốc để luôn được ứng cứu và có những biện pháp xử trí kịp thời.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo gửi tới quý khách hàng. Mọi thắc mắc xin quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị hoặc đến những cơ sở y tế gần nhất để được giải đáp và hỗ trợ. Chúc quý khách luôn có sức khỏe dồi dào và thành đạt.

Xem thêm:

Thuốc Memoril có tốt không? Công dụng, chỉ định, giá bao nhiêu?

[Review] Sinazen cải thiện trí nhớ có tốt không, Cách sử dụng, Giá bán