Thuốc Racedagim 10mg: Công dụng, Liều dùng, Tác dụng phụ, Giá bán

Racedagim

Thuốc Racedagim là gì ?

Racedagim là dạng thuốc tác dụng lên đường tiêu hóa, thuốc có thành phần chính là Racecadotril 10mg kết hợp với tá dược vừa đủ được điều chế dưới dạng thuốc bột 1g/gói  đóng thành hộp 10 gói. Thuốc được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm – Việt Nam.

SĐK: VD-11507-10.

Thành phần chính và hàm lượng:

  • Racedagim có thành phần chính là Racecadotril 10mg được sản xuất dưới dạng bột cốm.
  • Tá dược: Bột hương mơ, Magine sulfat, đường trắng.

Công dụng của thuốc Racedagim

Thuốc có thành phần chính là Racecadotril, là một chất ức chế của enzyme enkephalasine có tác dụng chống nôn, giảm bài tiết nước và điện giải vào đường ruột từ đó giảm các triệu chứng trong trường hợp tiêu chảy cấp.

Không như các loại thuốc thuộc nhóm opioid khác thì thuốc không gây giảm nhu động ruột nên tránh được các tác dụng phụ sau dùng thuốc như táo bón.

Racecadotril có tác dụng ức chế men enkephalinase từ đó làm giảm bài tiết nước và điện giải vào lòng ruột trong bệnh tiêu chảy.

Hình ảnh hộp thuốc Racedagim
Hình ảnh hộp thuốc Racedagim

Chỉ định

  • Thuốc Racecadotril chủ yếu được sử dụng trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em.
  • Đặc biệt trong các trường hợp bệnh nhân dung nạp kém với loperamid.

Cách sử dụng thuốc Racecadotril

Liều dùng tính theo cân nặng của trẻ, cụ thể 1.5mg/kg/lần và 3 lần/ngày. Có hai liều thông thường bao gồm 1 gói*3 lần/ ngày với trẻ dưới 9kg và 2 gói*3 lần/ ngày với trẻ từ 9-13kg. (Cả hai liều đều sử dụng tối đa trong vòng 7 ngày).

Cách dùng: Thuốc có dạng bột cốm nên cần pha với nước lọc hoặc sữa của trẻ sau đó cho trẻ uống. Thuốc sau khi pha cần được sử dụng ngay, thuốc dùng đến khi phân trẻ bình thường trở lại thì dừng.

Nếu dùng hết liều 7 ngày mà chưa có tiến triển thì cần liên hệ với bác sĩ điều trị để có phương án điều trị khác.

Nên sử dụng thuốc kèm với các dạng thuốc bù nước và điện giải cho trẻ.

Với phụ nữ có thai và đang cho con bú:

  • Vì thuốc này điều trị cho đối tượng trẻ em nên không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Thuốc Racedagim có giá bao nhiêu?

Thuốc Racecadotril có giá khoảng 42.000 đồng 1 hộp 10 gói. Tùy từng nhà thuốc giá cả có thể chênh lệch nhưng không đáng kể

Thuốc Racedagim có thể mua ở đâu ở Hà Nội, TPHCM?

Thuốc Racedagim hiện nay đã được bày bán tại hầu hết các cơ sở kinh doanh dược phẩm và vật tư y tế trên toàn quốc.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với các thành phần của thuốc đặc biệt là Racecadotril.
  • Các bệnh nhân suy gan, suy thận.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh chuyển hóa như kém hấp thu glucose, galactose; không dung nạp được fructose.

Tác dụng phụ của thuốc Racecadotril

  • Khi sử dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: ngứa, phát ban, mề đay.
  • Ngoài ra có thể gặp các trường hợp bệnh nhân thấy buồn nôn, nôn và nhức đầu nhưng hiếm.
  • Ngay khi thấy các triệu chứng trên cần báo lại với bác sĩ điều trị để có phương pháp xử trí kịp thời.
Hình ảnh gói thuốc Racedagim
Hình ảnh gói thuốc Racedagim

Lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ lượng dịch bù cho trẻ theo y lệnh của bác sĩ (tùy theo triệu chứng và thể trạng của trẻ để quyết định xem cần bù dịch hay không và bù bao nhiêu).
  • Vì thuốc có chứa một lượng đường nhất định nên cần thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân bị tiểu đường.
  • Thận trọng sử dụng với trẻ dưới 3 tháng tuổi vì các nghiên cứu về tác dụng của thuốc lên đối tượng này chưa nhiều.
  • Không nên sử dụng thuốc nếu như bệnh nhân có các triệu chứng như nôn và ói mửa thường xuyên.

Dược động học

Racecadotril được hấp thu nhanh chóng sau khi uống và tác dụng dược lý đạt được sau khoảng nửa giờ uống thuốc. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 2.5 giờ uống thuốc với liều 1.5 mg/kg. Thời gian tác dụng dược lý kéo dài trong khoảng 8 giờ, trong huyết tương thuốc được chủ yếu vận chuyển bằng albumin. Trong cơ thể, Racecadotril chuyển hóa thành Thiorphan sau đó thành S-methyl là chất không có hoạt tính và được đào thải qua thận, tiêu hóa và cả đường phổi. Thời gian bán thải là 3-4 giờ.

Cách xử trí quá liều, quên liều

  • Quá liều: Cần đưa ngay trẻ đến gặp bác sĩ để có xử trí kịp thời.
  • Quên liều: Có thể bổ sung ngay khi nhớ ra, tránh trường hợp để hai liều quá gần nhiều dẫn đến dung nạp quá nhiều thuốc cùng một lúc.