Suy nhược là khi cơ thể yếu và mệt mỏi do căng thẳng về thể chất, tinh thần kéo dài. Người mắc chứng suy nhược thường có biểu hiện yếu cơ và thiếu năng lượng (1). Các yếu tố như: dinh dưỡng, nghề nghiệp, thói quen lối sống có thể làm nặng thêm tình trạng này. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng suy nhược cơ thể? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau.
1.Nguyên nhân của chứng suy nhược cơ thể:
- Xáo trộn giấc ngủ: Nhịp sinh học của cơ thể điều hòa giấc ngủ đêm – ngày bị xáo trộn khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu dẫn đến suy nhược. Điều này có thể do bệnh tật, sự lão hóa, tác dụng phụ của thuốc, lệch múi giờ du lịch…
- Lão hóa: tình trạng thoái hóa thần kinh do tuổi tác cũng làm cho cơ thể khó nghỉ ngơi thư giãn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến mệt mỏi và suy nhược.
- Bệnh tật: Các tình trạng bệnh tật như sốt, đau khớp, các bệnh về tiêu hóa, rối loạn tim mạch… có thể ảnh hưởng đến cơ xương và hệ thần kinh trung ương, gây mệt mỏi.
- Nghề nghiệp: Nhiều ngành nghề đòi hỏi cường độ làm việc cao, làm khuya, tăng ca có thể phá vỡ chu kỳ giấc ngủ bình thường khiến cho cơ thể mệt mỏi về tinh thần hoặc thể chất và lâu dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể.
- Yếu tố tâm lý: strees, trầm cảm, bệnh tâm thần phân liệt… làm cho tinh thần bị xáo trộn và mệt mỏi và có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức.
- Thuốc: Một vài loại thuốc kháng viêm steroid, thuốc lợi tiểu (dùng trong bệnh cao huyết áp) có những tác động không mong muốn đến cơ thể và gây ra mệt mỏi. Ngoài ra, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá cũng góp phần gây ra suy nhược cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, thiếu các vitamin thiết yếu như vitamin C, D… và thiếu khoáng chất như natri, kali cũng có thể dẫn đến suy nhược cơ thể. Cơ thể chúng ta hàng ngày không được cung cấp nước đầy đủ cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi và suy nhược.
2. Dấu hiệu của chứng suy nhược cơ thể
Có thể phát hiện chứng suy nhược cơ thể thông qua các dấu hiệu sau:
- Luôn buồn ngủ mặc dù mới ngủ dậy và đã ngủ trong thời gian dài.
- Nhức đầu, luôn cảm thấy khó chịu.
- Cảm thấy uể oải, thiếu năng lượng và dần không thể thực hiện các hoạt động thường ngày, cũng như các hoạt động đòi hỏi thể lực.
- Trí nhớ kém, chức năng nhận thức suy giảm khiến hiệu quả công việc kém.
- Buồn nôn và ói mửa
- Giảm cân bất thường
- Mất tập trung
- Hay thay đổi tâm trạng, hay lo lắng
3. Suy nhược cơ thể và cách điều trị
Khi có các dấu hiệu suy nhược cơ thể, nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có thể chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày hoặc phải dùng thuốc để điều trị chứng suy nhược cơ thể theo chỉ định của bác sĩ.
Bổ sung dinh dưỡng: người bị suy nhược cơ thể do thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn nghèo dưỡng chất hay cơ thể hấp thu kém cần được bổ sung thêm dinh dưỡng hàng ngày…Dinh dưỡng cần có đủ các nhóm chất đạm, đường, chất béo, các vitamin và chất khoáng.
Thuốc điều trị chứng suy nhược cơ thể sẽ được bác sĩ chỉ định tùy theo nguyên nhân cụ thể là gì. Bạn nên liên hệ với bác sĩ của mình để biết rõ hơn về thuốc được sử dụng.
4. Làm thế nào để phòng ngừa chứng suy nhược cơ thể?
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên thay đổi lối sống tích cực và lành mạnh, kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng để phòng ngừa suy nhược:
- Dinh dưỡng cân bằng: Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể nạp đủ năng lượng và giảm mệt mỏi. Nên ăn nhiều thực phẩm rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc, các loại đậu. Nên tăng cường các thực phẩm giàu canxi, protein và ít chất béo có hại…
- Vận động: Cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập các bộ môn thể dục yêu thích.
- Lập kế hoạch nghỉ ngơi xen kẽ làm việc: Lập lịch trình thích hợp trong ngày bao gồm thời gian giải trí, ngủ nghỉ hợp lý và một số bài tập thể chất có thể giúp ngăn ngừa chứng suy nhược.
- Bỏ hút thuốc, tránh cafe, rượu và các chất kích thích khác.
- Đảm bảo có ngủ đủ và có giấc ngủ chất lượng.
- Tránh lao động nặng, luyện tập quá sức hoặc ăn kiêng không khoa học.
- Đến gặp bác sĩ khi cơ thể mệt mỏi, suy yếu kéo dài.
*Thương hiệu MAXVIDA, VIDAVANCE, CERTI-5 thuộc quyền sở hữu của SIGNUTRA INC., HOA KỲ
Nguồn tham khảo:
https://factdr.com/health-conditions/asthenia/
MVN-137-08-11-19 RAF – Signutra tại Việt Nam