Bạn hay đau đầu, đau bụng kinh hoặc đau cơ do mang vác vật nặng thời gian dài. Để cải thiện tình trạng này, hãy cùng Việt Nam Signutra tìm hiểu về thuốc Zanicidol – thuốc giảm đau khá phổ biến trên thị trường hiện nay.
1. Thuốc Zanicidol là gì?
Zanicidol là sản phẩm có công dụng giảm đau, hạ sốt, thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid, ngoài ra thuốc còn hỗ trợ điều trị gút và các bệnh xương khớp.
Thuốc được sản xuất theo quy trình tiên tiến và đạt chuẩn tại công ty cổ phần Dược phẩm TV – Pharm Việt Nam. Sản phẩm đã được cấp giấy phép lưu hành trên thị trường dược phẩm với SĐK: VD 2484 07.
Thông qua các nghiên cứu lâm sàng, thuốc được bào chế dưới dạng viên cùng với các thành phần chính là Paracetamol (500mg), Codein phosphat hemihydrat (8mg).
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
2. Công dụng của thuốc Zanicidol
Zanicidol được biết đến với công dụng giảm đau đối với các trường hợp như nhức đầu, đau răng, đau cơ, đau bụng kinh, đau do chấn thương hoặc hậu phẫu thuật, hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp từ nhẹ đến nặng, giúp hạ sốt, giảm cân.
3. Chỉ định
Thuốc Zanicidol được chỉ định sử dụng đối với các đối tượng sau:
- Bệnh nhân bị đau nhức đầu thường xuyên, đau răng, nhức mỏi cơ, đau bụng kinh.
- Bệnh nhân có biểu hiện nhức mỏi xương khớp, viêm khớp, đau do chấn thương hoặc sau phẫu thuật.
- Giúp hạ sốt, giảm cân.
- Hỗ trợ điều trị với các bệnh về khớp, viêm xương khớp các mức độ.
4. Thành phần chính của Zanicidol có tác dụng chính là gì?
Thành phần chính của Zanicidol bao gồm: Paracetamol với hàm lượng 500mg và Codein phosphat hemihydrat với hàm lượng là 8mg. Công dụng của thuốc được biểu hiện hầu hết là nhờ 2 thành phần này.
Paracetamol hàm lượng 500mg: có tác dụng làm giảm nhiệt độ đối với người bị sốt, không ảnh hưởng đối với người bình thường, hỗ trợ điều trị chứng đau và sốt từ nhẹ đến trung bình.
- Đau: giúp giảm đau đáng kể khi bệnh nhân bị đau đầu, đau nhức răng, … đối với các cơ quan không phải nội tạng có thể giúp hỗ trợ giảm đau. Ngoài ra thuốc có thể thay thế silicat dùng để giảm đau hoặc hạ sốt, không dùng thuốc với người mắc bệnh thấp khớp.
- Hạ sốt: thường dùng trong điều trị hạ thân nhiệt đối với các bệnh nhân bị sốt mà không ảnh hưởng nhiều đến quá trình điều trị tuy nhiên dùng Paracetamol trong thời gian này có thể che lấp tình trạng bệnh.
Codein phosphat hemihydrat hàm lượng 8mg:
- Có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến trung bình, nếu kết hợp với các thuốc chống viêm, thuốc tăng steroid thì hiệu quả giảm đau sẽ cao hơn, giảm táo bón ở người bệnh.
- Codein giúp giảm ho do thuốc gây ảnh hưởng trực tiếp lên trung tâm gây ho nằm ở hành não, tuy nhiên không điều trị được nếu bệnh nhân có chứng ho nặng.
- Codein làm khô dịch đường hô hấp và làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản.
- Điều trị ỉa chảy ở bệnh nhân đái tháo đường do codein làm giảm nhu động ruột, không sử dụng nếu ỉa chảy do nhiễm khuẩn.
5. Cách sử dụng thuốc Zanicidol
5.1. Liều dùng
Uống theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể tham khảo liều sau:
- Đối với người lớn và trẻ > 14 tuổi: uống 3 – 4 lần/ ngày, 1 – 2 viên/ lần, sử dụng không được vượt quá 8 viên/ 24 giờ.
- Đối với bệnh nhân mắc bệnh suy thận nặng: khoảng cách 2 lần uống thuốc ít nhất là 8h.
5.2. Cách dùng
Uống trực tiếp qua đường miệng bằng nước, có thể dùng trước hoặc sau bữa ăn. Có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để uống thuốc đạt hiệu quả cao nhất.
6. Thuốc Zanicidol có dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú được không?
Zanicidol không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú do trong thuốc có thành phần Codein không sử dụng đối với trẻ dưới 1 tuổi. Codein có thể đi qua nhau thai hoặc qua đường sữa mẹ gây hại cho cả mẹ và bé. Hãy liên hệ bác sĩ đối với các trường hợp bất khả kháng.
7. Thuốc Zanicidol có giá bao nhiêu?
Zanicidol hiện nay được bán tại thị trường với giá thành khoảng 80.000đ (10 vỉ x 10 viên/ hộp). Tuy nhiên tùy các của hiện, cơ sở thuốc khác nhau mà giá thành có thể dao động ít nhiều.
8. Thuốc Zanicidol có thể mua ở đâu?
Sản phẩm đã được phân phối rộng rãi đến các cửa hiệu, cơ sở y tế lớn nhỏ trên toàn quốc, do vậy bạn dễ dàng có thể mua được thuốc tại các cơ sở này. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều nhóm người lợi dụng để bày bán thuốc giả, thuốc hết hạn sử dụng vì vậy người mua nên cân nhắc mua thuốc tại các nhà thuốc, cơ sở thuốc uy tín như: Lưu Anh, Pharma, …
Ngoài ra, hiện nay mạng lưới công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, bạn cũng có thể đặt mua sản phẩm trên các web online như: Shopee, Lazada, Tiki, … hoặc các web online của các nhà thuốc như: Itp Pharma, …
9. Chống chỉ định
Thuốc chống chỉ định đối với các đối tượng:
- Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em < 14 tuổi, bệnh nhân suy gan, suy hô hấp các mức độ hoặc có tiền sử mắc các bệnh này.
10. Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng Zanicidol có thể gặp các tác dụng không mong muốn dưới đây:
- Có biểu hiện chóng mặt, choáng váng, thở nông, buồn nôn, nôn.
- Xuất hiện mẩn ngứa trên da, mày đay, ngứa, co thắt phế.
- Đau bụng, ngủ gà, rối loạn tiêu hóa nặng hơn có thể dẫn đến suy hô hấp.
11. Lưu ý khi sử dụng thuốc
- Thận trọng khi sử dụng đối với người cao tuổi, cơ thể suy kiệt, suy gan, thận, thiểu năng tuyến giáp, bệnh Addison.
- Không nên dùng khi lái xe hoặc vận hành máy móc vì Zanicidol có thể gây buồn ngủ.
- Không phối hợp với thuốc ngủ khi điều trị trên bệnh nhân chấn thương sọ não, tổn thương não, tăng áp lực nội sọ.
- Cẩn thận khi sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú, phì đại tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo
- Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh đông lạnh.
- Trước khi sử dụng, nên kiểm tra kỹ bao bì hoặc hạn sử dụng để tránh mua phải hàng giả hàng nhái.
- Để xa tầm tay trẻ nhỏ, thú nuôi.
12. Dược động học
Paracetamol:
Hấp thu: Paracetamol hầu hết được hấp thu hoàn toàn và nhanh chóng qua con đường tiêu hóa. Thức ăn có thể làm chậm quá trình hấp thu của Paracetamol do thức ăn có thể làm viên giải nén làm Paracetamol giảm hấp thu một phần hoặc trong thức ăn có chứa nhiều carbohydrate làm giảm tỷ lệ hấp thu của Paracetamol. Thuốc đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương khoảng 30 – 60 phút sau khi sử dụng.
Phân bố: Paracetamol sau quá trình hấp thu được phân bố nhanh và rộng rãi khắp các mô của cơ thể. Paracetamol trong máu kết hợp với protein chiếm tỷ lệ là ¼.
Chuyển hóa: Sau phân bố, ở gan Paracetamol chuyển hóa tại cytochrome P450 tạo chất trung gian mang tên N – acetyl benzoquinonimin. Chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfhydryl của glutathione để tạo ra chất không có hoạt tính.
Thải trừ: Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu với độ thanh thải là 19,3l/h trong thời gian khoảng 2,5h.
Nếu sử dụng paracetamol liều cao (>10g/ngày), sẽ tạo ra nhiều N – acetyl benzoquinonimin, chất này kết hợp quá nhiều với glutathion dần gây cạn kiệt. Khi đó N – acetyl benzoquinonimin sẽ phản ứng với nhóm sulpyrid của protein gan gây độc dẫn đến các vấn đề về gan, hoại tử gan, có thể tử vong nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Codein:
Hấp thu: Hấp thu qua đường tiêu hóa trong khoảng 2 – 4h.
Phân bố: Phân bố nhanh và khắp cơ thể.
Chuyển hóa: Diễn ra ở gan, dưới dạng tự do hoặc kết hợp với acid glucuronic.
Thải trừ: Thải trừ chủ yếu qua thận, có thể qua phân, một lượng nhỏ qua nhau thai và hàng rào máu não.
13. Tương tác thuốc
Khi sử dụng phối hợp với cùng lúc các loại thuốc khác nhau thì tương tác thuốc là điều không tránh khỏi, tương tác thuốc có thể gây không tương thích dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc. Qua nghiên cứu nên cẩn trọng khi sử thuốc với rượu, bia, thuốc lá, … Lưu ý nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đến gặp bác sĩ để nghe về cách dùng cũng như tư vấn về việc dùng thuốc Zanicidol cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
14. Xử lý quá liều, quên liều thuốc
14.1. Quá liều
Khi dùng quá liều thuốc có thể dẫn đến ngộ độc Paracetamol. Nếu có các biểu hiện bất thường cần liên hệ ngay đến với cơ sở y tế gần nhất, người nhà nên mang theo thuốc sử dụng, cách dùng cũng như liều dùng để bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời tình trạng bệnh nhân.
14.2. Quên liều
Sau khi quên liều khoảng 1 – 2h vẫn có thể sử dụng thuốc bình thường. Nếu như quên quá lâu và gần đến thời gian dùng liều kế tiếp thì hãy bỏ qua và dùng đúng liều sử dụng. Tuyệt đối không gấp đôi liều để bù vào có thể dẫn đến các tác hại không mong muốn.
Trên đây là các thông tin cần biết về Zanicidol, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi. Cảm ơn bạn đã đọc, chúc bạn sức khỏe!
Xem thêm:
Thuốc Alphausar (Alpha chymotrypsin): Công dụng, cách dùng, giá bán