Thuốc Vinsolon: Cách dùng, công dụng, tác dụng phụ, giá bán

Thuốc Vinsolon

Hiện nay các thuốc kháng viêm Glucocorticoid ngày càng được sử dụng phổ biến trong điều trị. Sau đây Việt Nam Signutra xin giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin về thuốc Vinsolon – là một thuốc chứa thành phần Glucocorticoid đang được sử dụng phổ biến.

Thuốc Vinsolon là thuốc gì?

Thuốc Vinsolon là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi Steroid được chỉ định giảm viêm trong các bệnh về xương khớp cũng như được chỉ định trong nhiều trường hợp khác.

Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (VINPHACO) – Việt Nam.

Thuốc có thành phần chính là: Methylprednisolon với hàm lượng khác nhau tùy vào mỗi loại sản phẩm. Hiện nay trên thị trường đang lưu hành nhiều loại Vinsolon như loại 4mg, 16mg, 40mg.

Thuốc Vinsolon 4mg có số đăng ký: VN-27159-17

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.

Quy cách đóng gói: hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Hình ảnh Thuốc Vinsolon mặt trước
Hình ảnh Thuốc Vinsolon mặt trước

Thuốc Vinsolon có công dụng là gì?

Thuốc thường được các bác sĩ chỉ định để chống viêm trong các trường hợp viêm khớp, viêm da dị ứng, viêm loét dạ dày tá tràng,… cũng như trong một số bệnh ung thư và nhiều bệnh khác.

Thuốc Vinsolon được chỉ định trong các trường hợp nào?

Do trong thành phần chứa dược chất chính là Methylprednisolon nên thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm cũng như trong một số bệnh sau:

  • Chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp viêm như: viêm đường hô hấp, viêm khớp, viêm loét đại tràng,…
  • Chỉ định dùng thuốc trong điều trị một số bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, leukemia cấp,…
  • Chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị dị ứng nặng.
  • Ngoài ra thuốc còn được sử dụng trong các trường hợp khác như: thiếu máu tan máu, hen phế quản, hội chứng thận hư,…

Thành phần trong thuốc có tác dụng gì?

Methylprednisolon là thành phần chính trong thuốc giúp quyết định tác dụng của thuốc có đặc điểm sau:

Cơ chế tác dụng: Glucocorticoid khi vào cơ thể có thể thấm vào bên trong màng tế bào tạo thành phức hợp bằng cách liên kết với các thụ thể tương bào đặc hiệu. Phức hợp được tạo ra sau đó vào bên trong nhân tế bào, kích thích vận chuyển ARN thông tin. Và quá trình tổng hợp các protein khác nhau có vai trò chịu trách nhiệm vào các tính chất sau khi thuốc dùng toàn thân. Glucocorticoid có vai trò không chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình viêm mà còn mà còn tác động lên cả các quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein hay chất béo và cả đối với hệ tim mach, cơ vân, hệ thần kinh,…như:

Tác động đến miễn dịch và quá trình viêm: Glucocorticoid giúp chống viêm, giảm đau, ức chế miễn dịch nên được chỉ định trong rất nhiều trường hợp. Các tác động ở trên mang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể như: ức chế thực bào, ổn định màng lysosome, làm giảm các tế bào hoạt động miễn dịch gần ổ viêm,…

Tác động đến chuyển hóa carbohydrate, protein, chất béo: Glucocorticoid có vai trò dị hóa protein, giải phóng ra các acid amin, các acid amin qua quá trình tân tạo đường sẽ chuyển thành các glucose, glycogen ở gan. Bên cạnh đó quá trình hấp thu glucose tại các mô giảm làm cho lượng đường trên cơ thể bệnh nhân tăng lên, nhất là trên các bệnh nhân bị tiểu đường. Do đó Glucocorticoid khi dùng chung với Insulin sẽ phải tăng liều Insulin. Ngoài ra Glucocorticoid còn có tác dụng tăng tạo mỡ do đó khi dùng thuốc với liều cao có thể dẫn đến hội chứng Cushing( béo phì, tăng cân,..)

Methylprednisolon được chỉ định trong nhiều trường hợp như:

  • Chống viêm trong các trường hợp  bệnh nhân mắc các bệnh như: viêm khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau, viêm đốt sống, viêm bao gân cấp, viêm bao hoạt dịch,…
  • Chỉ định trong các bệnh về da như: viêm da tiết bã nhờn, vảy nến, ban đỏ,…
  • Chỉ định dùng để kiểm soát các trường hợp bị dị ứng nặng đã điều trị bằng các thuốc khác nhưng không có tác dụng: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da dị ứng, dị ứng do dùng thuốc,…
  • Chỉ định cho các bệnh nhân có các bệnh về mắt: viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm mống mắt,…
  • Chỉ định cho các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: viêm loét đại tràng,…
  • Và còn nhiều chỉ định khác trên các bệnh nhân ung thư, trên hệ nối tiết,…
Hình ảnh Thuốc Vinsolon dạng bột tiêm đông khô
Hình ảnh Thuốc Vinsolon dạng bột tiêm đông khô

 

Thuốc Vinsolon được dùng như thế nào?

Liều dùng:

Tùy vào từng đối tượng và các mục đích khác nhau mà thuốc được dùng với liều lượng khác nhau.

Đối với người lớn:

Nên khởi liều dùng liều thấp từ 4-48mg/ngày có thể dùng một lần hoặc chia làm nhiều lần trong ngày.

Đối với bệnh xơ cứng rải rác: dùng 10 mg/ngày trong tuần đầu rồi sau đó giảm liều xuống còn 64 mg, 2 ngày 1 lần trong vòng 1 tháng.

Đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp: khởi đầu băng liều 4-6mg/ ngày. Trong trường hợp cấp tính thì nên dùng liều 16-32mg/ngày, sau đó thì nên giảm liều nhanh.

Đối với bệnh nhân thấp khớp nặng: dùng liều 0,8mg kg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ sau đó dùng một liều duy nhất trong ngày.

Đối với bệnh nhân có cơn hen cấp tính: dùng liều cao 32-48mg/ngày trong 5 ngày đầu, khi hết cơn hen cấp thì cần giảm liều nhanh.

Đối với bệnh nhân viêm loét đại tràng mạn tính: trường hợp nhẹ thì tiến hành thụt giữ 80mg, với đợt cấp tính thì dùng 8-2mg/ngày.

Đối với bệnh nhân có hội chứng thận hư nguyên phát: khởi liều bằng liều 0,8-1,6mg/kg trong vòng 6 tuần sau đó giảm dần liều.

Đối với trường hợp bệnh nhân thiếu máu tan máu: Dùng liều 64mg/ngày trong vòng 3 ngày, bệnh nhân nên điều trị trong thời gian 6-8 tuần rồi mới được ngưng thuốc để đem lại hiệu quả điều trị tối đa.

Đối với bệnh nhân Sarcoid: dùng liều 0,8mg/kg/ngày để bệnh thuyên giảm và duy trì liều thấp 8mg/ngày.

Đối với trẻ em:

Đối với trẻ bị suy vỏ thượng thận thì dùng liều 0,11mg/kg chia làm 3 lần uống trong ngày.

Đối với trẻ được chỉ định trong các trường hợp khác thì dùng liều 0,417-1,67mg/kg chia làm 3-4 lần uống trong ngày.

Cách dùng:

Thuốc dùng đường uống nên rất dễ sử dụng. Đối với các sản phẩm thuốc tiêm để sử dụng thì phải cần đến chuyên gia y tế. Không được tự ý sử dụng thuốc tiêm để tránh tai nạn đáng tiếc.

Bệnh nhân nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Thuốc Vinsolon có dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú hay không?

Phụ nữ mang thai cà phụ nữ cho con bú là hai đối tượng đặc biệt nhạy cảm với thuốc. Do đó trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc gì trên các đối tượng này thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn đầy đủ mọi thông tin, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.

Đối với phụ nữ mang thai: theo một số nghiên cứu thì thành phần Methylprednisolon có thể làm giả thể trọng của trẻ sơ sinh. Do đó bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ tư vấn để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.

Đối với phụ nữ cho con bú: theo nghiên cứu thì thuốc xuất hiện trong sữa mẹ. Do đó cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bú mẹ.

Hình ảnh Vinsolon dạng thuốc tiêm
Hình ảnh Vinsolon dạng thuốc tiêm

Thuốc Vinsolon hiện nay trên thị trường có giá bao nhiêu?

Thuốc Vinsolon trên thị trường hiện nay trên thị trường có giá bán dao động trong khoảng 65.000 đồng/hộp. Tuy nhiên giá bán của thuốc còn thay đổi tùy theo từng quầy thuốc, nhà thuốc, tùy từng khu vực hoặc tùy vào thời điểm mua thuốc. Do đó bạn đọc có thể tham khảo giá bán của thuốc trên các trang nhà thuốc uy tín đã được Bộ Y Tế cấp giấy phép để tham khảo giá bán và mua được thuốc chính hãng với giá cả hợp lý.

Thuốc Vinsolon có thể được mua ở đâu?

Thuốc Vinsolon có thể được bán trên khắp các quầy thuốc, nhà thuốc trên toàn quốc. Do đó bạn đọc có thể tìm mua được thuốc ở bất cứ quầy thuốc, nhà thuốc nào trên toàn quốc. Nếu không thể mua được thuốc ơ bất kỳ quầy thuốc, nhà thuốc nào thì bạn đọc có thể lên các website nhà thuốc uy tín để được tư vấn thêm thông tin của thuốc cũng như tìm mua được thuốc an toàn, chính hãng với giá cả hợp lý.

Thuốc Vinsolon được chống chỉ định trong những trường hợp nào?

  • Chống chỉ định dùng thuốc trong những trường hợp mẫn cảm, tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Chống chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng.
  • Chống chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp đang dùng vaccin virus sống, tổn thương do virus.

Tác dụng phụ của thuốc Vinsolon là gì?

Trong quá trình sử dụng thuốc có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn như sau:

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa: khó tiêu,…
  • Tác dụng không mong muốn trên thần kinh trung ương: mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động,…
  • Tác dụng không mong muốn trên da: rậm lông.
  • Tác dụng không mong muốn trên nội tiết và chuyển hóa: đái tháo đường.
  • Tác dụng không mong muốn trên thần kinh, cơ xương: đau khớp.
  • Tác dụng không mong muốn trên mắt: đục thủy tinh thể,…
  • Tác dụng không mong muốn trên hô hấp: chảy máu cam.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Tác dụng không mong muốn trên thần kinh trung ương: chóng mặt, co giật, nhức đầu, ảo giác, sảng khoái,…
  • Tác dụng không mong muốn trên tim mạch: phù, tăng huyết áp.
  • Tác dụng không mong muốn trên da: thâm tím, tăng sắc tố, trứng cá,…
  • Tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa: loét dạ dày, buồn nôn, nôn, chướng bụng,…
  • Tác dụng không mong muốn trên thần kinh-cơ xương: yếu cơ, loãng xương,…
  • Tác dụng không mong muốn trên nội tiết, chuyển hóa: vô kinh, tăng Glucose huyết, giữ natri và nước, hội chứng Cushing,…

Thuốc Vinsolon

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Vinsolon là gì?

  • Khi dùng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Khi mua thuốc bệnh nhân đọc kỹ hạn sử dụng của thuốc, kiểm tra xem thuốc có bị ẩm mốc gì không, cũng như thành phần thuốc xem có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc không để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc cũng như đem lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
  • Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị một bệnh khác thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Vinsolon để tránh xảy ra tương tác giữ các thuốc.
  • Thận trọng dùng thuốc trên người cao tuổi, phụ  nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ nhỏ.
  • Thận trọng trên những bệnh nhân có các bệnh như: đái tháo đường, loét dạ dày-tá tràng, tăng huyết áp, suy tim, suy gan, suy thận, rối loạn tâm thần,…

Dược động học

  • Hấp thu: sinh khả dụng đường uống vào  khoảng 80%, nồng độ thuốc đạt tối đa sau khoảng 1-2 giờ sau khi dùng thuốc.
  • Phân bố: thể tích phân bố của thuốc 0,7-1,5L/kg.
  • Chuyển hóa: thuốc được chuyển hóa qua gan.
  • Thải  trừ: thuốc được thải trừ qua nước tiểu, thời gian bán thải khoản 3 giờ, với người béo phì thì thời gian bán thải sẽ ngắn hơn.

Tương tác có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc là gì?

Trong quá trình sử dụng thuốc có thể xảy ra một số tương tác với các thuốc hoặc các chất khác như:

Đối với các trường hợp bệnh nhân có đang điều trị đái tháo đường bằng Insulin thì Methylprednisolon có thể gây tăng Glucose máu, do đó cần tăng liều dùng Insulin.

Một số thuốc khi dùng cùng Vinsolon có thể là giảm hiệu lực của Methylprednisolon như: rifampicin, phenytoin, phenobarbital, các thuốc lợi tiểu làm giảm Kali máu,…

Thuốc tác động đến quá trình chuyển hóa của một số thành phần như: ketoconazol, rifampicin, phenytoin, erythromycin,…do thành phần Methyl prednisolon có trong thuốc vừa là cơ chất của enzym P450 3A, vừa là chất gây cảm ứng đến enzym cytochrom P450 nên làm cho thuốc có khả năng tác động đến quá trình chuyển hóa của các chất trên.

Thuốc Vinsolon 125mg

 

Cách xử trí quá liều và quên liều khi dùng thuốc Vinsolon

Xử trí do dùng thuốc quá liều:

Bệnh nhân khi dùng bất kỳ một thuốc nào cũng nên tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều thuốc lên để tăng hiệu quả điều trị hoặc tự ý tăng liều do sau khi dùng thuốc một thời gian mà các triệu chứng bệnh không thuyên giảm. Việc tự ý tăng liều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe thậm chí cả tính mạng của bệnh nhân. Khi dùng quá liều, bệnh nhân có thể biểu hiện một số triệu chứng như sau:

Biểu hiện bởi tình trạng yếu cơ có thể ở một số nhóm cơ hoặc toàn thân, biểu hiện loãng xương toàn thân, biểu hiện của hội chứng Cushing toàn thân( tăng cân, béo phì, mặt sưng, run tay chân, huyết áp  cao, nhức đầu, da mỏng, dễ bầm tím, khát nước, đi tiểu nhiều, suy yếu xương, mất kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt,…) do dùng nhiều corticoid liều cao kéo dài. Ngoài ra bệnh nhân khi dùng Glucocorticoid kéo dài có thể gây ra ức chế hoặc tăng năng tuyến vỏ thượng thận.

Khi xảy ra hiện tượng quá liều thì bệnh nhân cần nghỉ dùng thuốc hoặc ngừng hẳn việc sử dụng Glucocorticoid. Nếu trong trường hợp ngộ độc nặng thì cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được các bác sĩ theo dõi và xử trí kịp thời để tránh các biến chứng có thể xảy ra trên bệnh nhân.

Xử trí khi quên liều dùng thuốc:

Nếu bệnh nhân nhớ ra quên uống thuốc trong thời gian ngắn thì bổ sung ngay liều đã quên còn nếu bệnh nhân quên liều trong thời gian lâu, gần với liều tiếp theo thì bỏ liều đã quên và uống luôn liều tiếp theo. Lưu ý là bệnh nhân nên uống thuốc trong những khoảng thời gian cụ thể hoặc báo thức để tránh quên liều, giúp đem lại hiệu quả điều trị tối ưu.

Xem thêm:

Thuốc Alphausar (Alpha chymotrypsin): Công dụng, cách dùng, giá bán

Thuốc Flexen: Công dụng, Liều dùng, Lưu ý khi sử dụng, Giá bán