Hiện nay chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao kèm theo đó là các bệnh về tim mạch cũng ngày càng gia tăng. Số lượng người mắc các bệnh về tim mạch không ngừng tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Hôm nay Việt Nam Signutra xin giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin về thuốc Surotadina – một thuốc tim mạch rất phổ biến để làm giảm lượng cholesterol máu, hỗ trợ điều trị các vấn đề về tim mạch.
1, Thuốc Surotadina là thuốc gì?
Thuốc Surotadina thuộc nhóm thuốc về tim mạch, được các bác sĩ tin dùng để làm giảm lượng cholesterol trong các bệnh nhân có các vấn đề về tim mạch làm lượng cholesterol trong máu tăng lên quá cao.
Thuốc được sản xuất bởi công ty Pharmaceutical Works Adamed Pharma Joint Stock Company-BA LAN và được đăng ký bởi Polfa Ltd.
Thuốc có thành phần chính là: Rosuvastatin (dưới dạng Rosuvastatin calci) 10mg.
Thuốc Surotadina 10mg có số đăng ký là: VN-17567-13
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
Thuốc có quy các đóng gói: một hộp 4 vỉ, mỗi vỉ 7 viên.
2, Thuốc Surotadina có công dụng là gì?
Thuốc Surotadina là thuốc hạ mỡ máu được các bác sĩ tin dùng để làm giảm lượng cholesterol trong máu đối với các bệnh nhân có lượng mỡ máu cao cung như dùng để phòng ngừa các biến cố trên tim mạch có thể xảy ra trên bệnh nhân.
3, Thuốc Surotadina chỉ định trong những trường hợp nào?
Thuốc Surotadina là thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch nên được chỉ định trong một số trường hợp sau:
- Chỉ định để làm giảm lượng cholesterol trong máu trên bệnh nhân có tăng cholesterol máu nguyên phát.
- Chỉ định làm giảm cholesterol trên bệnh nhân có tăng cholesterol máu do gia đình có huyết tương đồng hợp tử.
- Các trường hợp bệnh nhân rối loạn lipid máu không đáp ứng với chế độ ăn hay bất kỳ phương pháp điều trị không dùng thuốc trước đó.
- Ngoài ra thuốc còn dùng để dự phòng các biến chứng tim mạch có thể xảy ra trên bệnh nhân có các vấn đề về tim mạch, đặc biệt là bệnh nhân có nguy cơ tai biến tim mạch lần đầu tiên.
4, Thành phần có trong thuốc Surotadina có tác dụng gì?
Thành phần chính Rosuvastatin có trong thuốc có vai trò quan trọng quyết định tác dụng của thuốc với các đặc tính sau đây:
Cơ chế tác dụng: thành phần Rosuvastatin có tác dụng ức chế có chọn lọc và cạnh tranh trên men HMG-CoA reductase, men này có vai trò xúc tác cho quá trình chuyển đổi 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme A thành mevalonate chính là tiền chất của cholesterol. Rosuvastatin tác động vào gan từ đó làm giảm cholesterol. Do làm giảm cholesterol nên Rosuvastatin được chỉ định trong các trường hợp tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu do gia đình có kiểu đồng hợp tử, hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng…
5, Thuốc Surotadina được dùng như thế nào?
Liều dùng:
Liều điều trị:
- Đối với người lớn: có thể dùng liều khởi đầu từ 5-10mg, ngày dùng 1 lần, bệnh nhân có thể tăng liều mỗi 4 tuần một lần. Lưu ý không tự ý tăng liều lên 40mg, chỉ trừ trương hợp có tăng cholesterol quá cao có thể dẫn đến các nguy cơ trên tim mạch sau khi đã điều trị bằng liều 20mg không đạt hiệu quả. Trong quá trình dùng liều cao, bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời trong trường hợp có thể ngộ độc do quá liều.
- Đối với trẻ em trên 10 tuổi: dùng liều 5mg, mỗi ngày 1 lần.
- Đối với người cao tuổi: dùng liều 5mg, mỗi ngày 1 lần.
Liều dự phòng:
- Để phòng ngừa các biến cố tim mạch có thể xảy ra trên bệnh nhân, dự phòng bằng liều 10mg, mỗi ngày dùng 1 lần.
Cách dùng:
Thuốc dùng đường uống nên rất tiện lợi và dễ dàng sử dụng cho bệnh nhân.
Thuốc có thể uống bất kỳ thời điểm nào, có thể trước, trong, sau bữa ăn do thức ăn không làm ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc.
Không nên nghiền, nhai thuốc vì có thể ảnh hưởng đến hấp thu cũng như hiệu quả của thuốc.
Bệnh nhân nên uống thuốc vào cùng một thời điểm giữa các ngày để tránh quên uống thuốc.
6, Thuốc Surotadina có dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú hay không?
Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú là hai đối tượng rất nhạy cảm với thuốc. Do đó khi sử dụng bất kỳ một thuốc gì thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để được tư vấn hướng điều trị cũng như sử dụng thuốc cho phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đối với thuốc Surotadina, do chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú nên thuốc không được sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú đã được nhà sản xuất khuyến cáo.
7, Thuốc Surotadina hiện nay trên thị trường có giá bao nhiêu?
Theo khảo sát trên thị trường, hiện nay giá bán của thuốc Surotadina 10mg dao động trong khoảng 340.000 đồng/hộp. tuy nhiên giá bán của thuốc còn thay đổi tùy theo từng quầy thuốc, nhà thuốc, cơ sở cung cấp thuốc hoặc từng địa bàn khác nhau. Ngoài ra giá bán của thuốc còn thay đổi tùy thuộc và từng thời điểm mua thuốc. Do đó bạn đọc có thể tham khảo giá bán của thuốc trên các trang nhà thuốc uy tín đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành để tham khảo giá bán của thuốc giúp mua thuốc với giá cả hợp lý nhất, tiết kiệm chi phí điều trị.
8, Thuốc Surotadina có thể được mua ở đâu?
Thuốc Surotadina có thể mua được ở bất cứ quầy thuốc, nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc. Nếu bạn đọc không thể tìm mua được ở bất cứ cơ sở cung cấp thuốc nào thì có thể lên các trang web hoặc liên hệ vào số hotline của các nhà thuốc uy tín để được cung cấp đầy đủ thông tin của thuốc cũng như được mua thuốc chính hãng, an toàn với giá cả hợp lý.
9, Chống chỉ định của thuốc Surotadina là gì?
- Chống chỉ định dùng thuốc trên bệnh nhân quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Chống chỉ định dùng thuốc trên bệnh nhân suy thận.
- Chống chỉ định dùng thuốc trên bệnh nhân nhược giáp, bệnh nhân mắc bệnh về cơ.
- Chống chỉ định dùng thuốc cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
- Không sử dụng thuốc cùng với các thuốc sau: colchicine, fibrat, ciclosporin, gemfibrozil vì có thể xảy ra các tương tác.
- Chống chỉ định trên các bệnh nhân lạm dụng chất kích thích: rượu bia,…
10, Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Surotadina là gì?
Trong quá trình sử dụng thuốc Surotadina có thể xuất hiện một số tác dụng phụ sau:
Các tác dụng phụ thường gặp như:
- Các tác dụng phụ có thể xảy ra trên thần kinh: Đau đầu , chóng mặt, hoa mắt.
- Các tác dụng phụ có thể xảy ra trên da: mẩn ngứa, ban đỏ,…
- Các tác dụng phụ có thể xảy ra trên cơ xương: nhược cơ, yếu cơ, vận động khó khăn,…
- Các tác dụng phụ hiếm gặp như: giảm trí nhớ, tăng đường huyết, teo cơ vân, suy gan mạn,…
- Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc thì nen ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ để tư vấn và có hướng điều trị kịp thời.
11, Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc là gì?
Khi mua thuốc bệnh nhân cần kiểm tra kỹ hạn sử dụng của thuốc, xem thuốc có bị ẩm mốc hay không cũng như đọc kỹ thành phần của thuốc xem có dị ứng với bất kỳ thành phần nào không để yên tâm trong quá trình điều trị và đảm bảo đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc cho các đối tượng nhạy cảm với thuốc như: bệnh nhân suy gan, suy thận, bệnh nhân có tiền sử gia đình có các bệnh di truyền về cơ, bệnh nhân lạm dụng rượu bia, người trên 70 tuổi,…
Khi có các triệu chứng về cơ nghiêm trọng thì nên dừng thuốc ngay.
12, Dược động học của thuốc Surotadina là gì?
Thuốc Surotadina có thành phần chính là Rosuvastatin quyết định đến tác dụng của thuốc có dược động học như sau:
Hấp thu: sinh khả dụng đường uống khoảng 20%, nồng độ thuốc có thể đạt tối đa trong máu sau khoảng 5 giờ.
Phân bố: phân bố ở gan là bộ phận tổng hợp cholesterol và đào thải LDL-C, Rosuvastatin kết hợp với protein chủ yếu là albumin khoảng 90%.
Chuyển hóa: Rosuvastatin chiếm khoảng 90% hoạt tính ức chế HMG-CoA reductase trong tuần hoàn.
Đào thải: thải trừ chủ yếu qua phân khoảng 90% dưới dạng không đổi còn lại thải trừ qua nước tiểu.
13, Tương tác có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc Surotadina là gì?
Người bệnh nếu đang dùng thuốc điều trị một bệnh nào khác thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh gặp phải các tương tác bất lợi có thể xảy ra. Thuốc Surotadina có thể xảy ra tương tác với một số thuốc sau:
Tương tác giữa Surotadina với Colchicin: hai thuốc này kết hợp sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn thương cho xương.
Tương tác giữa Surotadina với Antacid: hai thuốc này khi kết hợp với nhau có thể làm giảm 50% nồng độ Rosuvastatin dẫn đến làm giảm hiệu quả điều trị.
Tương tác giữa Surotadina và Erythromycin: hai thuốc này khi kết hợp với nhau sẽ làm giảm khoảng 20% AUC và khoảng 30% Cmax của dược chất Rosuvastatin.
Tương tác giữa Surotadina và Ezetimibe: hai thuốc này khi kết hợp với nhau sẽ làm giảm đồng thời AUC và Cmax của cả hai thuốc.
14, Cách xử trí khi quá liều hoặc quên liều thuốc Surotadina
Xử trí quá liều:
Khi sử dụng bất kỳ một thuốc nào, bệnh nhân không được tự ý tăng liều điều trị do dùng thuốc nhưng các triệu chứng bệnh vẫn không giảm khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra ngộ độc thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là cả tính mạng của bệnh nhân. Trong trường hợp xảy ra quá liều, bệnh nhân nên ngừng thuốc, theo dõi các triệu chứng hoặc đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ xử trí trong trường hợp ngộ độc cấp để kịp thời xử trí, tránh xảy ra các biến chứng trên bệnh nhân.
Xử trí quên liều:
Trong trường bệnh nhân nhớ ra chưa uống thuốc trong thời gian ngắn thì bổ sung ngay liều đã quên, trường hợp bệnh nhân quên liều trong thời gian dài đã gần với thời gian dùng liều kế tiếp thì bệnh nhân bỏ liều đã quên và uống liều kế tiếp như bình thường. Bệnh nhân lưu ý không nên bỏ liều quá hai lần liên tiếp. Bệnh nhân nên đặt báo thức về thời gian uống thuốc cũng như nên dùng thuốc vào các thời điểm cố định trong các ngày để tránh quên liều ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.