1, Thuốc Candibiotic là thuốc gì?
Thuốc Candibiotic thuộc nhóm thuốc nhỏ tai trong các trường hợp viêm tai, dị ứng tai.
Thuốc Candibiotic được sản xuất bởi: Glenmark Pharm., Ltd – ẤN ĐỘ.
Thuốc Candibiotic có thành phần chính bao gồm: Chloramphenicol 5%; Beclomethasone dipropionat 0,025 %; Clotrimazol 1%; Lidocain HCl 2%.
Thuốc Candibiotic có số đăng ký là: VN 16770 13.
Thuốc Candibiotic được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ tai.
Thuốc Candibiotic đóng gói theo quy cách: Hộp gồm 1 lọ 5ml.
2, Thuốc Candibiotic có công dụng là gì?
Thuốc Candibiotic có công dụng giúp ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn, nấm gây bệnh cũng như ức chế quá trình viêm giúp điều trị các vấn đề về tai.
3, Thuốc Candibiotic được chỉ định sử dụng trong những trường hợp nào?
Từ công dụng ức chế sự phát triển của vi nấm, vi khuẩn và ức chế quá trình viêm thì thuốc được chỉ định sử dụng cho các trường hợp bị viêm tai giữa, dị ứng tai, tai bị chảy dịch, sáp tai cũng như một số trường hợp nặng hơn dẫn đến tai bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, viêm tai giữa, viêm ngoài tai.
Ngoài ra thuốc còn được chỉ định trong phẫu thuật xương ngủm.
4, Các thành phần chính có trong thuốc Candibiotic có công dụng là gì?
Thuốc gồm có 4 thành phần chính lần lượt là: Chloramphenicol 5%; Beclomethasone dipropionate 0,025%; Clotrimazole 1%; Lidocain 2% giúp quyết định tác dụng của thuốc có đặc điểm như sau:
Chloramphenicol 5%: Là một kháng sinh có phổ tác dụng rộng trên cả vi khuẩn gram(+) cả các chủng kháng penicillin như: Salmonella, H.influenzae,… lẫn vi khuẩn gram(-) và đặc biệt vô cùng hiệu quả trên các vi khuẩn kị khí. Cơ chế hoạt động của kháng sinh này là gắn vào 50S làm ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của màng tế bào vi khuẩn.
Beclomethasone Dipropionate 0,025%: Là một Glucocorticoid giúp giảm viêm tại chỗ và được chỉ ra rằng có ít tác dụng phụ hơn các Glucocorticoid khác, giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ xảy ra trên toàn thân. Khi dùng đường uống thì tác dụng chống viêm của nó mạnh gấp 6-7 lần Hydrocortison còn khi dùng tại chỗ thì khả năng chống viêm còn mạnh hơn gấp nhiều lần mà lại ít tác dụng phụ hơn.
Clotrimazole 1%: thuộc nhóm Imidazol là nhóm thuốc kháng nấm đặc hiệu và ức chế mạnh quá tình tổng hợp ergosterol của nấm giúp hạn chế sự tăng trưởng và tiêu diệt nấm an toàn và hiệu quả hơn các thuốc khác thuộc nhóm Imidazole.
Lidocain 2%: Là chất có tác dụng gây tê tại chỗ nhanh và mạnh giúp giảm nhanh các cảm giác đau với thời gian làm mất cảm giác đau ít nhất kéo dài trong 6 giờ sau đó thì có thể phục hồi hoàn toàn khi thuốc hết tác dụng.
Sự phối hợp hoàn hảo giữa các thành phần trên đã giúp cho thuốc có khả năng điều trị các bệnh về tai rất tốt.
5, Cách sử dụng của thuốc Candibiotic là gì?
Liều dùng:
Thuốc sử dụng 3-4 lần một ngày, mỗi lần dùng từ 4-5 giọt tùy theo tình trang hiện tại của bệnh nhân.
Cách dùng:
Thuốc nhỏ trực tiếp vào tai.
Để sử dụng thuốc thì bạn cần tháo phần nắp kim loại của chai thuốc ra.
Đặt bộ phận nhỏ giọt vào đầu chai thuốc và văn theo chiều kim đồng hồ đến khi chặt.
Sau đó nhỏ thuốc vào bên trong tai bệnh nhân với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ và dược sĩ.
Tháo bộ phận nhỏ giọt ra, đặt trở lại vào chai thuốc và đóng chặt nắp chai thuốc.
Lưu ý:
Trước khi dùng thuốc thì nên làm ấm lọ thuốc nhất là khi sử dụng vào mùa đông vì nếu dung dịch thuốc quá lạnh đi vào tai sẽ gây ảnh hưởng đến tiền đình có thể gây ra chóng mặt đột ngột.
Bạn làm ấm thuốc bằng cách ngâm thuốc vào nước ấm khoảng 1 phút rồi nhỏ thử ra tay xem đủ ấm hay chưa trước khi nhỏ vào tai.
6, Thuốc Candibiotic có sử dụng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú không?
Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú không được tự ý sử dụng bất kỳ thuốc gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ bởi vì lúc này việc dùng thuốc không phải như đang dùng thuốc cho người lớn bình thường mà việc dùng thuốc lúc này còn phải cân nhắc đến ảnh hưởng của thai nhi trong bụng cũng như trẻ bú mẹ. Mọi hành động tự ý sử dụng thuốc khi không có kiến thức sẽ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tính mạng của thai nhi, trẻ bú mẹ.
Thuốc Candibiotic được khuyến cáo là không được sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. Nếu phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú gặp các bệnh lý về tai thì nên đến bác sĩ khám để được chỉ định thuốc an toàn, hiệu quả.
7, Thuốc Candibiotic có giá bao nhiêu?
Theo thông tin Việt Nam Signutra tham khảo, thuốc Candibiotic có giá dao động từ 90.000-120.000 đồng/lọ 5ml. Giá bán này phụ thuộc vào mỗi nhà thuốc, quầy thuốc, khu vực và thời điểm mua thuốc. Để biết được giá chính xác của thuốc ở thời điểm mua thuốc cũng như để tìm được địa chỉ mua thuốc với giá hợp lý nhất thì bạn có thể lên các trang nhà thuốc đã được Bộ Y Tế cấp giấy phép lưu hành để tham khảo giá bán của thuốc giúp mua được thuốc với giá hợp lý nhất.
8, Thuốc Candibiotic có thể tìm mua ở đâu?
Thuốc được sản xuất bởi công ty ở Ấn Độ nhưng đã có giấy phép lưu hành tại Việt Nam nên bạn đọc hoàn toàn có thể mua được thuốc ở bất kỳ nhà thuốc quầy thuốc nào trên toàn quốc. Nếu bạn ở những vùng miền đang có dịch bệnh hoành hành và không thể ra ngoài thoải mái thì bạn có thể tìm địa chỉ mua thuốc ở trên các trang nhà thuốc uy tín để được cung cấp cụ thể mọi thông tin về thuốc và giúp mua được thuốc chính hãng với giá hợp lý nhất, tiết kiệm thời gian.
9, Thuốc Candibiotic chống chỉ định sử dụng trong những trường hợp nào?
Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các trường hợp dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc (kể cả tá dược).
Chống chỉ định sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.
10, Tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Candibiotic là gì?
Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
Tác dụng phụ tại chỗ: rát, ngứa, bỏng tai.
Thuốc thường rất ít khi xảy ra các tác dụng phụ nhưng nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường gì trên tai thì nên thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời, tránh gây nguy hiểm.
11, Những lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Candibiotic
Khi mua thuốc thì nên kiểm tra kỹ hạn sử dụng của thuốc cũng như bảng thành phần để xem có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc không để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc trước khi dùng.
Thông báo với bác sĩ khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra khi dùng thuốc.
Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc.
Nếu trong quá trình sử dụng mà thấy thuốc bị đổi màu, chảy nước thì nên ngưng sử dụng thuốc.
Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ em.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Không nên xé nhãn để còn phân biệt các thuốc.
12, Dược động học của thuốc Candibiotic là gì?
Dược động học của Chloramphenicol:
Hấp thu: Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Khi dùng tại chỗ ở mắt thì chloramphenicol hấp thu vào thủy dịch.
Phân bố: Phân bố rộng khắp các mô kể cả nước bọt, dịch màng phổi,… và có nồng độ cao nhất ở gan và thận. Chloramphenicol gắn với protein khoảng 60%.
Chuyển hóa: Chuyển hóa qua gan là chủ yếu.
Thải trừ: 68-99% thải trừ qua nước tiểu trong khoảng 3 ngày trong đó 5-15% thải trừ dưới dạng không đổi còn lại thải trừ qua ống thận dưới dạng không hoạt tính.
Dược động học của Beclomethasone dipropionate:
Hấp thu: Sinh khả dụng tuyệt đối đường mũi là 44%.
Phân bố: Khả năng liên kết với protein huyết tương khoảng 87%.
Chuyển hóa: Chuyển hóa lần đầu qua gan.
Thải trừ: Khoảng 60% thải trừ qua phân trong 96 giờ, khoảng 12% liều thải trừ dưới dạng tự do và phản cực liên hợp trong nước tiểu.
Dược động học của Clotrimazole:
Hấp thu: Dùng đường ngậm với liều 200mg mỗi này thì có nồng độ trong huyết tương khoảng 0,32-0,35 microgam/ml.
Chuyển hóa: Qua gan.
Thải trừ: Thải trừ qua phân và nước tiểu.
Dược động học của Lidocain:
Hấp thu: Hấp thu qua đường tiêu hóa.
Phân bố: Khoảng 70% gắn với protein huyết tương.
Chuyển hóa: Chuyển hóa qua gan khoảng 70%.
Thải trừ: thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
13, Tương tác của thuốc Candibiotic là gì?
Nếu đang trong quá trình điều trị bằng thuốc Candibiotic mà bạn phải sử dụng thuốc để điều trị một bệnh khác thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ xem có được dùng đồng thời các thuốc hay không để tránh gặp phải các tương tác ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như sức khỏe bệnh nhân.
Lidocain có thể xảy ra tương tác với các thuốc sau:
Cimetidine do khi dùng chung sẽ làm tăng nồng độ của Lidocain trong máu gây tăng độc tính của Lidocain.
Propranolol do làm giảm độ thanh thải của Lidocain.
Chloramphenicol có thể xảy ra tương tác với các thuốc sau:
Các nhóm kháng sinh khác như: penicillin, cephalosporin, tetracyclin, vancomycin,… vì làm giảm khả năng kháng khuẩn của Chloramphenicol.
Các thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ với hệ tạo máu, với sulfonylurea, dẫn chất coumarin, hydantoin, methotrexate.
Chưa có báo cáo về tương tác giữa Clotrimazole, Beclomethasone dipropionate với các thuốc khác.
Do đó không sử dụng đồng thời các thuốc này hoặc nếu bạn không rõ thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
14, Xử trí quá liều, quên liều khi dùng thuốc Candibiotic
Xử trí quá liều:
Các biểu hiện khi quá liều có thể giống với các tác dụng phụ hoặc có thể bệnh nhân sẽ gặp phải nhiễm độc gan, thận hoặc các biểu hiện khác xuất hiện trên da, huyết áp thì nên thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn cũng như xử trí kịp thời.
Xử trí quên liều:
Bạn bổ sung ngay liều đã quên khi nhớ ra, nếu lúc đó đã gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo thì bỏ qua liều quên và sử dụng các liều tiếp theo như bình thường, không nên gấp đôi liều dùng.
Không bỏ quá nhiều liều gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Bạn nên đặt báo thức thời gian dùng thuốc để tránh quên liều gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc.
Xem thêm:
Thuốc Acigmentin 625 Dược Minh Hải là thuốc gì? Giá bao nhiêu?
Thuốc Flexen: Công dụng, Liều dùng, Lưu ý khi sử dụng, Giá bán